Đây là cách điện thoại tàn phá làn da bạn.

Đây là cách điện thoại tàn phá làn da bạn.


Là một trong những vật dụng cần thiết, được sử dụng mọi lúc, mọi nơi, thế nhưng không phải ai cũng biết rằng điện thoại thông minh lại tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với sức khỏe nói chung và làn da nói riêng.

Để giúp bạn chăm sóc da tốt hơn mỗi ngày, giúp bảo vệ làn da trước những tác động xấu đến từ điện thoại, hãy cùng điểm qua một vài thông tin cần thiết ngay dưới đây bạn nhé.

Trong thế giới ngày nay, điện thoại di động thông minh không còn được coi là mặt hàng xa xỉ như nhiều năm về trước. Thay vào đó, chúng đã trở thành vật bất ly thân với người sử dụng, đi kèm nhiều công năng, tính năng quan trọng khác nhau.

Thực tế, có một sự thật mà chúng ta không thể nào phủ nhận đó là nhiều người đang rơi vào trạng thái “nghiện” mạng xã hội, nghiện game… và dành hàng giờ cho việc sử dụng điện thoại mỗi ngày. Tuy nhiên, rất ít người biết đến hậu quả của điều này, đặc biệt là tác động không hề nhỏ đối với làn da.

#1. Mụn trứng cá.

Nếu nói rằng, điện thoại là nơi sinh sản của vi khuẩn, bạn có tin hay không? Hàng ngày, bạn thường đặt điện thoại ở nhiều nơi khác nhau, từ túi quần, túi xách, trên bàn, trên giường và thậm chí là cả ở… dưới đất. Từ đây, thiết bị sẽ phải tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn và và khiến chúng xâm nhập vào da mỗi khi nghe máy để kích thích nhân mụn phát triển.

Nếu bạn muốn hạn chế phần nào ảnh hưởng nói trên, việc bạn nên làm là tiến hành lau chùi điện thoại thường xuyên để giảm thiểu vi khuẩn bám trên bề mặt thiết bị. Kèm theo đó, đừng quên rửa tay sạch sẽ mỗi khi dùng máy, sử dụng tai nghe để trả lời điện thoại, hạn chế tối đa việc màn hình tiếp xúc trực tiếp và gây hại cho da.

#2. Đốm đen.

Ít người biết rằng, chính ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại thông minh có thể mang đến những tổn hại đối với làn da, tương tự như những tác động của tia tử ngoại đến từ ánh nắng mặt trời.

Từ đây, bạn sẽ phải đối diện với tình trạng tăng sắc tố sớm, biểu hiện thông qua các đốm đồi mồi, làn da trông không đồng đều và nếp nhăn. Bởi lý do trên, trong trường hợp bạn phải nghe một cuộc điện thoại kéo dài, tốt hơn cả là bạn hãy sử dụng loa ngoài hoặc sử dụng tai nghe bluetooth như một sự lựa chọn thay thế.

#3. Viêm da tiếp xúc.

Quy trình sản xuất điện thoại không thể thiếu được sự xuất hiện của các thành phần như Nikel, Cobalt và Chromium. Với một số người có cơ địa dị ứng, đây chính là nguyên nhân dẫn đến phát ban, mẩn đỏ.

Thế nên, bạn cần cẩn trọng khi thấy xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa ngáy hoặc đỏ ở vùng má sau khi nghe điện. Về giải pháp phòng ngừa, bên cạnh việc sử dụng tai nghe, bạn có thể sử dụng ốp điện thoại để giúp ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp của thiết bị với làn da của bạn.

#4. Lão hóa sớm.

Bất cứ thứ gì phát ra ánh sáng với năng lượng cao, như màn hình máy tính, TV và điện thoại di động đều có thể dẫn đến tổn thương collagen. Vì vậy, nếu bạn không thể từ bỏ điện thoại hoàn toàn, hãy đặt điện thoại xa người mỗi khi có thể. Thêm nữa, đừng quên giảm độ sáng của màn hình xuống mức tối thiểu mỗi khi sử dụng bạn nhé.

#5. Vùng cổ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thông thường, chị em phái đẹp khá chú trọng đến việc chăm sóc da mặt mà quên đi rằng vùng cổ cũng giữ tầm quan trọng không kém. Khi xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, đây sẽ chính là nơi bị lộ ra đầu tiên và rõ rệt hơn cả.

Trong khi đó, việc dùng điện thoại nhiều, nhất là nhắn tin lại khiến da vùng cổ nhăn nheo và thêm phần chảy xệ. Vì vậy, bạn nên chú ý hơn đến tư thế của bản thân mình, tránh khom cổ hay nghiêng đầu quá lâu và dùng thêm kem dưỡng da dành cho vùng cổ.
Những nguy cơ gây hại cho da có thể tiềm ẩn xung quanh chúng ta. Do đó, chăm sóc da không có nghĩa là chỉ chú trọng đến các sản phẩm dưỡng mà bạn còn cần quan tâm đến những yếu tố khác. Với thói quen sử dụng điện thoại, hãy để ý hơn để phòng ngừa những tác động nói trên bạn nhé.

Quảng cáo

sửa máy thổi khí

Quảng cáo

Quảng cáo

Đặt Banner

Đặt Banner